Tủ lạnh Electrolux bị chảy nước

Tủ lạnh Electrolux bị chảy nước

5/5 - (3 bình chọn)

Bảo hành Electrolux hướng dẫn cách xử lý tủ lạnh Electrolux bị chảy nước hiệu quả

Hãy ngưng sử dụng nếu bạn nhận thấy tủ lạnh electrolux bị chảy nước ra sàn, trong ngăn đông hay ngăn mát để kiểm tra nguyên do gây nên sự cố và tìm cách xử lý dứt điểm để không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị. Cách xử lý cụ thể như thế nào, kỹ thuật viên của Bảo hành Electrolux sẽ chia sẻ với bạn trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Tủ lạnh Electrolux bị chảy nước từ phía sau tủ

Nếu phát hiện tủ lạnh electrolux bị chảy nước, tràn ra xuống sàn từ phía sau tủ có thể là do một trong các nguyên do sau:

-Khay hứng xả tuyết (Nằm ở đằng sau thân máy) bị đặt sai vị trí do bị dịch chuyển khi di chuyển vị trí tủ lạnh. Nếu có nước rò rỉ xuống sàn nhà cũng có thể do khay hứng nước xả bị nứt, vỡ.

-Ngoài ra, nếu ống thoát nước bị đặt lệch khay hứng nước cũng có thể dẫn đến tình trạng bị chảy nước. Bên cạnh đó, ống thoát nước bị hỏng như rạn nứt, có lỗ hỏng hay kết nối ống cấp nước bị lỏng khiến nước bị nhỏ giọt.

-Do lỗ thoát nước trên khay hứng nước bị tắc do bụi bẩn bám dày gây nên hiện tượng tích nước, làm chảy nước ra sàn.

Cách xử lý:

-Bạn sẽ phải kéo tủ lạnh ra để kiểm tra khay hứng nước và ống thoát nước. Nếu chúng bị đặt lệch vị trí hãy di chuyển đúng vị trí như ban đầu. Lưu ý: Ngắt nguồn điện tủ lạnh trước khi kiểm tra để an toàn.

-Nếu hộp nước thải tủ lạnh hay còn gọi là khay hứng nước hoặc ống thoát nước bị vỡ, nứt bạn cần nên thay mới để trị triệt để sự cố.

-Dùng sợi dây kim loại, có độ cứng để tiến hành thông lỗ, làm sạch lỗ thoát nước là có thể khắc phục tình trạng tủ lạnh chảy nước. Đừng quên vặn chặt lại kết nối nguồn cấp nước để nước không bị rò rỉ.

Tủ lạnh Electrolux bị rò rỉ, chảy nước ngay từ ngăn mát

Xử lý tủ lạnh Electrolux bị chảy nước hiệu quả
Tủ lạnh Electrolux bị chảy nước

Nếu bạn thể có nước rỉ từ ngăn mát tủ lạnh Electrolux, chảy tràn trực tiếp ra sàn nhà thì nguyên nhân có thể là do:

-Ngăn mát chứa quá nhiều thực phẩm làm tắc đường thông gió từ ngăn đá xuống ngăn mát, gió không lưu thông. Do không có nguồn lạnh dẫn đến không khí ẩm trong tủ tích tụ thành nước, rò rỉ ra ngoài.

-Rau quả sau khi rửa không được để ráo mà đặt trực tiếp bên trong ngăn mát nên nước rỉ ra từ đây.

-Tủ lạnh kém lạnh, không lạnh do hệ thống điều khiển tủ bị hư hỏng. Nên không khí ẩm bên trong dễ tụ thành nước và chảy ra ngoài.

Cách xử lý:

-Rau củ quả khi rửa sạch nên để ráo nước, sau đó bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hay cho vào hộp vừa hạn chế gây ra mùi cho tủ lạnh mà lại tránh được tình trạng chảy nước.

-Dùng mắt thường để kiểm tra các lỗ thoát hơi lạnh hay còn gọi là đường thông gió. Nếu bị bịt kín nên khắc phục. Với các lỗi ngăn mát kém lạnh, không lạnh do bị thiếu gas, hỏng quạt, hư bảng điều khiển…bạn nên liên hệ dịch vụ sửa tủ lạnh Electrolux để khắc phục.

Tủ lạnh Electrolux bị chảy, rỉ nước trong ngăn đá

Đối với tình trạng tủ lạnh bị đọng nước trong ngăn đá thì nguyên do có thể là:

-Tủ đá không lạnh dẫn đến tình trạng đá bị rã đông và chảy nước. Nguyên nhân khiến tủ đá không lạnh có thể bộ xả đá không hoạt động, bị rò rỉ gas, ống lưu thông giữa bộ làm lạnh đến tủ lạnh  bị tắc, chứa quá nhiều thực phẩm.

-Đệm cao su ở cửa tủ lạnh Electrolux bị hỏng nên không thể đóng chặt, không khít khiến tủ kém lạnh làm tan đá bên trong.

-Do tủ đang ở chế độ ngắt, tuyết bám tan chảy thành nước và tràn ra ngoài ngăn đá.

Cách xử lý:

-Sắp xếp lại thực phẩm trong ngăn đá gọn gàng,có khoa học, nếu tủ kém lạnh do nhiệt độ thấp nên điều chỉnh lại.

-Tủ không lạnh và bị chảy nước do liên quan đến các lỗi về bộ phận linh kiện bạn có thể liên hệ dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để được khắc phục.

Bạn cần một dịch vụ sửa chữa, thay thế linh kiện tủ lạnh Electrolux chính hãng với giá cả phải chăng và phục vụ tận nơi tại Hà Nội thì có thể liên hệ với Trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo hành Electrolux theo hotline 086 999 1234 để được hỗ trợ. Chúc bạn nhanh chóng khắc phục được sự cố tủ lạnh electrolux bị chảy nước.

 

Contact Me on Zalo
0988 177 888