Sửa máy giặt 0243.999.8888 – 0938.718.718

Đánh giá post

Trung tâm bảo hành Electrolux cung cấp dịch vụ sửa máy giặt tại nhà khu vực Hà Nội.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa chữa máy giặt tại nhà, dịch vụ nhanh và tốt nhất.
Trước khi liên hệ dịch vụ, Khách hàng nên tham khảo một số lỗi thường xảy ra trong quá trình giặt của máy giặt để tự xử lý trong những trường hợp có thể tự sửa máy giặt tại nhà.

Bật máy không lên gì: Bạn kiểm tra dây điện nguồn đã cắm chưa, ổ cắm có điện không, đã bật nút mở nguồn chưa ( nút tắt mở nguồn ON/OFF hoặc POWER).

Máy giặt được nhưng không vắt đươc: Lồng giặt đã thoát hết nước chưa?  Nếu nước không thoát hết bạn kiểm tra bơm, xả có có tốt không, cửa máy đã đóng chưa.

Báo lỗi: Khi bạn bật máy lên mà màn hình hiển thị các lỗi LE, CE, DE, UE Toshiba E23…Hoặc các đèn LED nháy liên tục không điều khiển được các chức năng, nguyên nhân này thường do lỗi mạch điện tử, hỏng áp lực…

Máy rung mạnh kêu to: Nguyên nhân thường do hỏng bi, trục, hộp số, giảm sóc, motor, máy giặt bị sụt chân, máy chưa chắc chắn…

Tại sao lồng giặt không quay?

Nguyên nhân

Một chiếc máy giặt có điện vào mà lồng không quay thì nguyên nhân như thế nào?

Nếu mẻ giặt không cân, máy giặt cũng không quay. Thông thường, máy giặt có thể tự điều chỉnh cân bằng mẻ giặt. Nhưng nếu máy giặt vẫn không cân bằng được, bạn phải sắp xếp lại đồ giặt cho cân hoặc bỏ thêm một số đồ giặt để giúp cân bằng mẻ giặt quá nhỏ.

Bạn không thể mở cửa khi máy giặt chưa ngừng quay. Tuyệt đối không cố tình kéo mở cửa máy dẫn đến hỏng cửa hoặc gãy bản lề.

Cơ cấu của máy giặt và nguyên nhân gây rung lắc tạo tiếng ồn:

– Trục lồng máy giặt:

Đây là bộ phận khi bị sự cố hay hoạt động gián đoạn sẽ làm máy giặt rung nặng nhất. Trục máy giặt được thiết kế rất đồng tâm, đảm bảo khả năng quay của lồng, tuy nhiên do một số nguyên nhân như việc vận chuyển hay sử dụng máy giặt sai cách sẽ làm trục máy bị vênh, cong dẫn đến hiện tượng máy bị rung rất mạnh khi hoạt động đặc biệt là quá trình vắt.

– Bộ phận giảm sóc:

Thông thường mỗi máy giặt có 4 bộ phận giảm sóc được thiết kế dạng lò so, ống lò xo là ống nhựa cứng hoặc thép. Nếu một trong 4 ống giảm sóc bị sự cố không hoạt động sẽ làm máy giặt bị lệch tâm, trục máy bị vênh. Đây là nguyên nhân chính làm máy bị rung khi giặt.quang treo máy giặt

– Các thiết bị tăng tải trọng

Thông thường được cấu tạo từ các loại vật liệu như bê tông nhằm giảm chấn (chống rung cho máy khi hoạt động). Các thiết bị này nếu được lắp ráp không đúng, sai lệch sẽ làm máy bị rung rất nặng kể từ khi mua. Lỗi này là do nhà sản xuất.

– Mô tơ điều khiển trục quay của lồng máy

Nếu mô tơ hoạt động không đúng định mức, hoặc mô tơ gặp sự cố sẽ làm ảnh hưởng tới chu trình quay của lồng giặt, đây cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng máy giặt bị rung. Một nguyên nhân khác tuy nhỏ nhưng cũng đáng lưu tâm là dây culoa, dây culoa bị trùng sẽ làm giảm hiệu suất của động cơ truyền cho lồng giặt, lồng sẽ bị rung.động cơ máy giặt

– Một nguyên nhân nữa làm máy giặt bị rung trong quá trình hoạt động là do việc lắp đặt máy giặt không đúng quy cách, máy bị đặt nghiêng, không bặt vít chân đế… sẽ làm máy giặt bị rung trong quá trình sử dụng.

Một số lỗi thường gặp của máy giặt:

Máy giặt khi vắt bị kêu, hoặc khi giắt máy bị rung lắc mạnh.
Máy giặt nhưng không khô đồ, chỉ giặt một chiều.
Máy vắt được nhưng không giặt được.
Máy bị kêu to khi hoạt động.
Khi giặt máy bị tràn nước hoặc chảy nước trong gầm máy.
Máy giặt không cấp nước (nước không vào).
Máy giặt không xả nước.
Máy bị liệt bàn phím, phím bấm không được.
Máy giặt bị chạm điện ra ngoài.
Máy không chạy hết chu trình hay bỏ chương trình giặt.
Máy báo lỗi bo mạch hoặc đèn báo nháy liên tục.
Máy giặt mất điện nguồn (không lên nguồn) hoặc có điện vào nhưng máy không chạy.
Máy không giặt tự động.
Máy không vắt được.
Máy giặt không sạch.

Sau quá trình sử dụng Khách hàng nên thực hiện các công việc định kỳ như sau để tăng tuổi thọ hoạt động của máy:

Vệ sinh bên ngoài máy giặt

Lau chùi máy sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.

Vệ sinh lồng giặt định kỳ

Do phải hoạt động liên tục nên các bụi bẩn hoặc xơ vải từ quần áo có thể bít chặt các lỗ thoát nước xung quanh máy giặt. Để làm sạch chúng, bạn có thể dùng hóa chất tẩy rửa (clo, nước javen,…) mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc dùng dấm ăn, chanh.

Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng

Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều, xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài. Vì vậy, sau mỗi lần giặt bạn nên vệ sinh ngăn đựng sạch sẽ.

Vệ sinh lưới lọc xơ vải

Công việc này cần được thực hiện thường xuyên. Tháo lưới lọc ra khỏi máy, dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ.

Đây là những công việc vệ sinh thường xuyên mà bạn nên làm nếu muốn máy giặt của mình sử dụng được bền lâu.

Phải kiểm tra quần áo khi bỏ vào máy giặt

Thông thường thói quen phổ biến của chúng ta khi sử dụng máy giặt là bỏ quần áo bẩn vào, nhấn nút là xong công đoạn còn lại là của máy giặt.

Nhiều khi gặp trục trặc trong quá trình giặt có vài đồng tiền xu, chùm chìa khóa hay thỏi son môi còn lại trong túi quần… cũng có thể làm hư hại máy giặt cũng như làm hỏng quần áo nhà bạn.

Những quần áo dính dầu mỡ xe máy hay ô tô hoặc quần áo dính kẹo cao su mà đã được dùng xăng để tẩy tuyệt đối không cho vào máy giặt để tránh hỏa hoạn và ô nhiễm cho máy cũng như quần áo khác.

Những loại quần áo bằng lông, len, dạ không nên giặt bằng máy vì dễ làm hư vải.

Không nên giặt vượt quá

Không nên cho quần áo vào máy giặt vượt quá số cân nặng mà thông số kỹ thuật cho phép. Nếu bạn cho quá trọng lượng, máy giặt sẽ nhanh giảm tuổi thọ.

Phải hòa bột giặt trước khi cho vào máy

Bạn không nên đổ trực tiếp bột giặt lên quần áo mà nên hòa tan bột giặt rồi đổ lên quần áo trong máy hoặc cho bột giặt vào khoang đựng có sẵn trong máy giặt.

 









 

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
0962 66 3456