Làm sao phơi quần áo nhanh khô trong thời tiết nồm

Đánh giá post

Trung tâm bảo hành Electrolux hướng dẫn phơi quần áo nhanh khô trong thời tiết nồm

Quần áo hôi rình không còn là nỗi lo của bạn.

Những gì mà các bà nội trợ vẫn phải xử lý hàng ngày quả thật là một chuỗi những điều kì diệu. Tuy vậy, không phải lúc nào việc nhà cũng dễ dàng. Bắt đầu từ tuần trước, miền Bắc đã mưa phùn kéo dài nhiều ngày, khiến độ ẩm lên đến 100%. Bước chân ra ngoài thì ướt át, bước chân vào nhà thì nồm ẩm. Quần áo dù đã được giặt giũ thơm tho cũng nhanh chóng hôi rình vì phơi mãi không khô. Vậy phải làm thế nào để giặt và phơi quần áo khô nhanh trong ngày mưa khi theo dự báo thời tiết, tình trạng mưa phùn còn kéo dài đến hết tuần này?

1. Trước khi giặt

– Vi khuẩn sinh sôi nẩy nở trong môi trường ẩm ướt và dơ bẩn. Đây cũng là nguyên nhân gây nên mùi khó chịu cho quần áo trong những ngày mưa. Vì vậy, chị em cần thường xuyên vệ sinh máy giặt để không tích tụ vi khuẩn.

ve-sinh-long-giat

Vào những ngày mưa, trước khi giặt, bạn nên mở cửa máy cho mùi ẩm mốc bay hết trước khi giặt

– Không để quần áo dơ chất đống mà thay vào đó nên giặt càng sớm càng tốt. Vì quần áo càng sạch thì vi khuẩn càng ít bám. Nếu quần áo quá bẩn thì nên ngâm trước cho ra hết chất bẩn để giặt được sạch và nhanh hơn.

phoi-quan-ao-trong-troi-nom

2. Giặt quần áo

– Tốt nhất bạn nên giặt quần áo vào buổi sáng để quần áo có thể khô ngay trong ngày. Bạn không nên phơi quần áo vào ban đêm vì lúc này độ ẩm tăng cao.

– Giặt quần áo từng mẻ nhỏ để quá trình sấy khô của máy giặt nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chú ý không giặt quá khối lượng cho phép.

– Sử dụng loại nước xả vải chuyên biệt giúp quần áo khô nhanh hơn. Các loại nước xả vải với mùi hương nhè nhẹ và có đặc tính giúp nhanh khô quần áo được bán nhiều trong các siêu thị, các cửa hàng tạp phẩm.

– Ngâm quần áo trong nước xả vải từ 10-15 phút rồi mới xả để cho mùi hương thấm sâu vào trong từng thớ vải. Khi đó quần áo của bạn và gia đình thơm lâu hơn, tránh được những mùi ẩm mốc khó chịu do thời tiết nồm ẩm gây ra.

– Khi đến giai đoạn sấy quần áo, chị em có thể vứt khoảng 1-2 quả bóng tennis vào máy giặt để giúp hút thêm nhiều nước, cũng như cọ xát giúp quần áo sạch hơn.

cho-bong-ten-nit-vao-long-giat

Nếu giặt bằng tay hay máy giặt không có chế độ sấy, sau khi giặt xong, nhúng quần áo vào nước nóng khoảng 60 độ, rồi vắt ráo. Tính chất bốc hơi nhanh của nước nóng giúp quần áo nhanh khô hơn.

cho-nuoc-nong-vao-long-giat

– Sau khi vắt kĩ, trải rộng khăn lông khô và cuốn quần áo vào trong. Sau đó tiếp tục vắt để khăn rút bớt nước từ quần áo.

3. Phơi quần áo trong nhà

– Là cả hai mặt áo quần trước khi phơi giúp bay hơi phần lớn lượng nước thừa còn lại. Khi đó, quần áo sẽ khô nhanh hơn.

la-ui-quan-ao

– Không phơi quần áo trong nhà bếp hay nhà vệ sinh. Nếu phơi quần áo trong nhà bếp thì sẽ dễ ám mùi thức ăn, đặc biệt là các loại quần áo mùa đông như áo dạ, áo len. Nếu phơi quần áo trong nhà tắm thì càng ẩm thấp khiến quần áo khó khô, thậm chí còn kinh khủng hơn với mùi hôi khó tả.

– Không có dây phơi quần áo trong nhà? Không có vấn đề gì. Chị em có thể tạo ra những giá phơi đồ tạm thời bằng cách buộc một sợi dây nối giữa hai chiếc ghế cao, hoặc hai chiếc đinh cao đóng trên hai bức tường đối diện.

phoi-do

Phơi quần áo mọi nơi, mọi chỗ

– Giũ quần áo thật kỹ trước khi phơi để giúp quần áo bớt nhăn khi khô, cũng như trải rộng bề mặt vải giúp khô nhanh hơn.

– Khi phơi nên treo quần áo vào mắc. Tốt hơn là bạn nên trải rộng bề mặt quần áo cần phơi để khô nhanh hơn bằng cách vắt quần áo lên dây rồi dùng kẹp.

– Đối với những chiếc quần áo vải dày như quần bò, quần âu, chị em dùng kẹp treo ngược ống quần lên trên để phần thắt lưng và miệng túi quay xuống dưới. Cách làm này sẽ giúp quần áo dày nhanh khô hơn.

– Khi thời tiết có nắng gió hãy tranh thủ mang quần áo ra sân vườn, sân thượng ngoài trời để phơi. Lúc này bạn cũng vẫn nên để ý thời tiết, nếu thấy mưa thì lại mang ngay vào trong nhà.

4. Sấy và là

– Hong khô giày và quần áo nhỏ nhanh chóng ở các khu vực ấm áp như đằng sau tủ lạnh hoặc sau TV.

phoi-giay

Phơi giầy đằng sau tủ lạnh giúp giày không hôi, nhanh khô

–  Chị em không nên hong quần áo bằng quạt vì khiến hơi nước xung quanh ngưng tụ lại nhiều hơn.

– Sử dụng máy sấy quần áo hoặc máy giặt có chế độ vắt và sấy khô.

– Là quần áo trước khi mặc vừa giúp lên dáng quần áo đẹp hơn mà còn giúp bay bớt hơi ẩm trong quá trình cất giữ. Khi đó, trang phục có mùi thơm hơn, sạch sẽ, mát mẻ hơn.

5. Lưu trữ quần áo

– Vào mùa mưa phùn, quần áo rất khó để khô. Tuy vậy, bạn cũng không nên sốt ruột mà cất quần áo vẫn còn hơi ẩm vào tủ. Điều này chỉ khiến cho nhanh mốc và hỏng quần áo – không chỉ một bộ mà còn có thể dễ dàng lây lan ra cả tủ. Bạn nên cẩn thận phơi, sấy cho thật khô trước khi cất giữ.

– Cất chăn, ga, gối, đệm dự trữ vào túi hút chân không để tránh ẩm mốc, hôi thối và hạn chế nấm mốc sinh sôi nảy nở.

tui-hut-chan-khong-teknos-nhat-ban

– Cho vài viên chống ẩm hoặc túi hạt hút ẩm vào tủ quần áo để giữ môi trường trong tủ luôn khô ráo.

hut-am

Dẹp bỏ nỗi lo nấm mốc phát triển ngày mưa phùn

Những ngày mưa ẩm ướt rất dễ khiến tường nhà, đặc biệt là phòng tắm, bị nấm mốc tấn công.

Đặc trưng của nấm nói chung và nấm mốc nói riêng là sinh trưởng mạnh trong môi trường ẩm, thế nên chẳng lạ gì khi phòng tắm nhà bạn có thể mắc phải tai ương này. Và để ngăn chặn chúng sinh sôi, có một vài biện pháp phòng chống mà gia đình nên thực hiện nhằm đảm bảo cho sức khỏe của nhà.

nam-moc

Nấm mốc có thể hình thành và lây lan từ các góc trong phòng tắm nhà bạn.

Nguyên nhân:

– Tình trạng ẩm ướt kéo dài do thiếu thông gió sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc hình thành, thường là ở thảm chùi chân và các lớp vữa.

– Bồn cầu, vòi nước và hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ sẽdẫn đến các vết ẩm mốc trên tường và gạch lát.

– Nước đọng và thiếu ánh sáng cũng là hai căn nguyên tạo điều kiện cho nấm mốc nảy sinh.

nam-moc-voi-sen

Nước bị rò rỉ sẽ gây lãng phí một khoản phí không nhỏ, cũng như làm giảm tuổi thọ của vòi nước.

Giải pháp:

Bước 1: Khắc phục hiện trạng của phòng tắm.

– Trước khi bắt tay vào cải tạo bạnnên biết rõ phòng tắm của gia đìnhđang ở tình trạng nào. Xem xét các góc tường, gạch lát sàn và tường phòng tắm – đó là nơi hay xuất hiện những vết nấm mốc nhất.

– Kiểm tra lại các vòi và hệ thống ống nước đểđảm bảo chúng đang trong tình trạng tốt.

co-nha-ve-sinh

Hãy trang bị cho mình găng tay, bàn chải và cả khẩu trang khi vệ sinh các khe tường phòng tắm.

– Giải quyết nấm mốc bao phủ lớp vữa ở các khe tường bằng dung dịch vệ sinh. Nhưng nếu không hiệu quả thì bạn nên thay thế lớp vữa cũ bằng một lớp mới.

Bước 2: Phòng tránh nấm mốc xuất hiện lại

Lẽ dĩ nhiên là nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, một khi đã quét sạch các vết nấm mốc ra khỏi phòng tắm, bạn cũng nên làm gì đó để ngăn chúng quay trở lại.

– Giữ cho không khí trong phòng thông thoáng.

– Giữ luôn có một lượng ánh sáng nhất định chiếu vào phòng mỗi ngày.Hãy cứ thường xuyên để mở cửa sổ phòng tắm ( hay thậm chí để hé cũng được). Bạn cũng nên kéo rèm lên để ánh sáng vào được trong phòng ( ánh sáng mang đến sự khô ráo – triệt tiêu môi trường cho nấm mốc sinh sôi).

– Nếu không có cửa sổ, bạn hãy lắp đặt quạt thông gió để điều phối luồng khí trong phòng và làm khô mọi thứ, cũng như bật sáng một vài chiếc bóng đèn công suất thấp trong vòng 10 – 15 phút sau khi tắm.

– Khi đang lên kế hoạch sơn lại phòng, hãy đề nghị với thợ sơn cho thêm phụ gia chống nấm mốc vào sơn trước khi trộn. Và nếu bạn mua loại sơn dành riêng cho bếp hay nhà tắm thì những chất phụ gia đó có thể đã có sẵn trong thành phần sơn rồi, bạn nên hỏi thêm ý kiến của chuyên gia về vấn đề này.

thong-gio

Quạt thông gió giúp khử mùi khó chịu và hong khô các thiết bị.

Bước 3: Giữ gìn phòng tắm sạch sẽ hàng ngày.

hut-am-nha-tam

Chẳng có loại nấm mốc nào có thể sinh sôi trong một phòng tắm như thế này cả

– Phòng tắm là nơi sinh hoạt thường xuyên của gia đình vì thế nó luôn cần phải được sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Mỗi lần vệ sinh phòng tắm nên cách nhau từ 10 – 15 ngày tùy thuộc vào quỹ thời gian của bạn.

– Phơi khô khăn tắm, thay thảm chùi chân 3 – 4 ngày/ lần.

– Thường xuyên vệ sinh sàn phòng tắm bằng dung dịch vệ sinh hoặc giấm hàng tuần, cũng như xóa sạch các vũng nước đọng ngay lập tức có thể.

ky-co-bon-cau

Bồn cầu là một trong hai nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất trong phòng tắm, vì thế giữ vệ sinh cho thiết bị này một điều vô cùng quan trọng.

————————————————-

 









 

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
0962 66 3456